Thanh tra, kiểm tra thuế là gì? Những điều cần lưu ý

Email: info@ifa.com.vn

Hotline: 0909294209

Thanh tra, kiểm tra thuế là gì? Những điều cần lưu ý
12/08/2024 02:39 PM 206 Lượt xem

    Thanh tra, kiểm tra thuế là quy trình mà doanh nghiệp cũng cần lưu ý trong quá trình hoạt doanh nghiệp. Vật thanh tra kiểm tra thuế là gì? Thanh tra thuế sẽ kiểm tra những gì? Hãy cùng IFA  tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

    Thông tin chi tiết về thanh tra, kiểm tra thuế 

    Thanh tra, kiểm tra thuế là gì?

    Hoạt động thanh tra thuế chỉ được tiến hành tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc công ty người nộp thuế. Thanh tra thuế không diễn ra thường xuyên mà được thực hiện theo kế hoạch định kỳ, áp dụng đối với một số đối tượng nhất định trong những trường hợp quy định tại Điều 113 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Các trường hợp này bao gồm:

    • Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như trốn thuế hoặc gian lận thuế.
    • Giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoặc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng.
    • Cơ quan thuế phát hiện sai lệch dựa trên kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
    • Theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước hoặc kết luận của thanh tra Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền khác.

    >>> Xem thêm:  tư vấn rà soát tuân thủ quy định thuế 

    Thanh tra, kiểm tra thuế là gì?

    5 trường hợp thanh tra kiểm tra thuế

    Dưới đây là 5 trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế trong năm 2024 theo khoản 2, Điều 120 của Luật Quản lý thuế 2019:

    • Doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục và trình tự trong quá trình thanh tra.
    • Doanh nghiệp có sai sót trong việc áp dụng pháp luật khi đưa ra kết luận thanh tra.
    • Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua quá trình thanh tra.
    • Người ra quyết định thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ hoặc kết luận trái pháp luật.
    • Nội dung kết luận thanh tra có dấu hiệu rủi ro cao hoặc không phù hợp với chứng cứ thu thập được.

    Thanh tra thuế sẽ kiểm tra những gì?

    Tùy theo lĩnh vực và nghiệp vụ của từng doanh nghiệp, nội dung cần giải trình có thể khác nhau. Tuy nhiên, có một số nội dung cơ bản mà mọi doanh nghiệp đều cần chuẩn bị khi tiếp đón đoàn thanh tra thuế. Để chuẩn bị tốt nhất cho việc thanh tra, kiểm tra thuế TPHCM, doanh nghiệp cần giải trình các nội dung sau:

    • Số dư tài khoản 133 không khớp với tờ khai thuế giá trị gia tăng.
    • Chênh lệch số phát sinh tài khoản 511 không khớp với số doanh thu trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.
    • Chênh lệch số dư tài khoản 3331 không khớp với tờ khai thuế giá trị gia tăng.
    • Ghi nhận doanh thu không có giá vốn.
    • Giá vốn cao hơn giá bán.
    • Tình hình bán phế liệu thu hồi.
    • Dư nợ tài khoản 331.
    • Dư có tài khoản 131.
    • Hàng tồn kho có giá trị dư lớn.
    • Số dư tài khoản hàng tồn kho không khớp với tổng hợp nhập xuất tồn.
    • Số dư tài khoản 242 không khớp với sổ theo dõi công cụ dụng cụ (CCDC).
    • Số dư tài khoản 211 và 214 không khớp với sổ tài sản cố định (TSCD).

    Một số quy định về thanh tra, kiểm tra thuế của doanh nghiệp

    Thời gian và tần suất thanh tra thuế, kiểm tra thuế

    Luật Quản lý thuế không quy định cụ thể về thời gian và tần suất thanh tra thuế và kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không vi phạm hoặc không nằm trong diện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, thì sẽ không bị thanh tra, kiểm tra quá 1 lần trong 1 năm. Cuối năm, chi cục thuế sẽ lập danh sách và thông báo trước cho các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra.

    Thời hạn gửi quyết định thanh tra, kiểm tra thuế

    Sau khi có danh sách, cơ quan thuế phải gửi Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế Hà Nội cho doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc và công bố trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký. Theo Khoản 3, 4 Điều 114 Luật Quản lý thuế, quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định. Trong thời gian nhận quyết định đến khi kết quả được công bố, nếu có lý do chính đáng, người nộp thuế có thể đề nghị lùi thời gian thanh tra, kiểm tra thuế bằng văn bản.

    >>> Xem thêm: Những rủi ro về thuế thường gặp trong doanh nghiệp

    Một số quy định về thanh tra, kiểm tra thuế của doanh nghiệp

    Kết luận thanh tra thuế

    Theo Điều 119 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp sẽ nhận báo cáo kết quả thanh tra thuế chậm nhất sau 15 ngày, trừ trường hợp phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra thuế bao gồm các nội dung chính sau:

    • Đánh giá việc thực hiện và tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra.
    • Kết luận về các nội dung được thanh tra thuế.
    • Xác định mức độ vi phạm, nguyên nhân, và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (nếu có).
    • Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

    Kết luận

    Trên đây là những thông tin chi tiết về thanh tra, kiểm tra thuếvà những lưu ý cần nắm mà IFA muốn chia sẻ đến bạn. Qua đây, các doanh nghiệp, công ty cần chú ý thực hiện đúng theo quy định của pháp luật kiểm thuế để đảm bảo tính hiệu quả cho doanh nghiệp. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để đón đọc thêm nhiều tin tức mới nhất. 

     

    Zalo
    Hotline

    Báo Giá