Kiểm toán báo cáo tài chính

Email: info@ifa.com.vn

Hotline: 0909294209

Kiểm toán báo cáo tài chính
03/07/2024 03:02 PM 412 Lượt xem

    Kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp lớn nhỏ bởi quy trình này nhằm xác minh các số liệu sản xuất kinh doanh. Vậy kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Hãy cùng IFA tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

    Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

    Kiểm toán báo cáo tài chính là quá trình kiểm tra và đánh giá tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị kế toán. Quy trình này được thực hiện bởi các kiểm toán việc độc lập nhằm đảm bảo tính chính xác, không chứa đựng sai sót trọng yếu và tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán hiện hành. 

    Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm các giấy tờ là:

    - Tờ khai quyết toán thuế (có thể bao gồm nhiều tờ khai thu nhập của công ty, cá nhân)

    - Báo cáo tài chính gồm:

    • Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN)
    • Bảng kết quả hoạt động kinh tế, kinh doanh (mẫu B02-DN)
    • Bảng lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN)
    • Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của công ty (mẫu B09-DN)

    >>> Xem thêm: Kiểm toán xây dựng cơ bản

    Mục tiêu của báo cáo tài chính là gì?

    Kiểm toán báo cáo tài chính là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo tính trung thực, minh bạch và đáng tin cậy của các thông tin tài chính mà doanh nghiệp công bố. Dưới đây là các lý do tại sao cần phải kiểm toán báo cáo tài chính:

    - Xác minh tính trung thực và hợp lý: Đảm bảo tính trung thực, chính xác căn cứ trên các dữ liệu báo cáo tài chính tình hình của doanh nghiệp. 

    - Đánh giá tính tuân thủ: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán và pháp luật hiện hành.

    - Phát hiện và ngăn chặn sai sót: Đơn vị được kiểm toán thấy được những sai sót có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và từ đó, khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị mình.

    - Cung cấp thông tin đáng tin cậy: Cung cấp các thông tin tài chính chính xác và đáng tin cậy cho các bên liên quan như nhà đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng, v.v.

    - Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Ở nhiều quốc gia, việc kiểm toán báo cáo tài chính là yêu cầu bắt buộc theo luật định. Điều này giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ các quy định kế toán và tài chính.

    - Hỗ trợ quyết định kinh doanh: Các thông tin tài chính chính xác và tin cậy giúp ban lãnh đạo và các nhà đầu tư có cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. 

    Lơi ích của việc báo cáo kiểm toán tài chính với các doanh nghiệp 

    STT Đối tượng Lợi ích
    1 Đối với doanh nghiệp
    •  Báo cáo tài chính được kiểm toán giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và uy tín đối với các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng.
    • Phát hiện và khắc phục các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình kế toán.
    • Các ngân hàng và nhà đầu tư thường yêu cầu báo cáo tài chính đã được kiểm toán trước khi cung cấp vốn hoặc đầu tư.
    2 Đối với nhà đầu tư
    • Giúp nhà đầu tư có được thông tin chính xác để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
    • Giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp có báo cáo tài chính minh bạch và trung thực.
    3 Đối với cơ quan quản lý
    • Giúp cơ quan quản lý giám sát và đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán và pháp luật.
    • Hỗ trợ phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận và sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.

    Lơi ích của việc báo cáo kiểm toán tài chính với các doanh nghiệp 

    Công ty nào bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính?

    Cơ sở pháp lý quy định các doanh nghiệp nằm trong diện bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính là Nghị định số 17/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm Toán Độc Lập ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2012.

    Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.

    Theo đó, các doanh nghiệp nằm trong diện đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

    • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

    • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

    • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

    • Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

    • Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

    • Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

    • Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

    • Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

    • Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

    Đơn vị nào được thực hiện Kiểm toán báo cáo tài chính?

    Các đơn vị đủ điều kiện để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính là các công ty kiểm toán tại Việt Nam, đây là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật Việt Nam, có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định và được Bộ tài chính Việt Nam cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, bao gồm:

    • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

    • Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

    • Công ty kiểm toán vốn Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật.

    Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

    Kiểm toán cần xây dựng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cụ thể để thu thập đầy đủ thông tin làm căn cứ kết luận về tính trung thực của dữ liệu.Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước chính sau đây: 

    Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính

    Các kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán rõ ràng, mô tả chi tiết phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành. Đầu tiên, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động và môi trường kinh doanh sau đó đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. 

    Sau khi đánh giá rủi ro, kiểm toán sẽ xác định phạm vi, thời gian và nguồn lực cần thiết cho cuộc kiểm toán.

    Bước 2: Thực hiện kiểm toán sơ bộ

    Kiểm toán viên sẽ đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để xác định tính thực thi chi tiết nhất. Sau đó, kiểm toán sẽ kiểm tra các kiểm soát nội để đảm bảo hoạt động hiệu quả trước khi tiến hành kiểm toán chi tiết.

    Bước 3: Thực hiện kiểm toán chi tiết

    Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tài liệu, xác nhận từ bên thứ ba, kiểm kê thực tế và phân tích tài chính để thu thập bằng chứng. Ngoài ra,  kiểm toán sẽ kiểm tra chi tiết các khoản mục quan trọng trong báo cáo tài chính như tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí. Quá trình này nhằm đưa ra ý kiến về tính xác thực và hợp lý của báo cáo tài chính doanh nghiệp.

    Bước 4: Đánh giá và kết luận

    Sau khi thực hiện kiểm tra, kiểm toán viên sẽ xem xét và đánh giá tất cả các bằng chứng đã thu thập được nhằm xác định tính đầy đủ của thông tin tài chính. Nếu phát hiện các sai sót hoặc gian lận, đề xuất các điều chỉnh cần thiết cho báo cáo tài chính.

    Bước 5: Lập báo cáo kiểm toán

    Trong quy trình này, kiểm toán viên sẽ soạn thảo báo cáo kiểm toán bao gồm ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán được phát hành cho ban lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan.

    Bước 6: Theo dõi và báo cáo sau kiểm toán

    Kiểm toán viên theo dõi việc thực hiện các điều chỉnh đã đề xuất trong bảng lập báo cáo. Có thể thực hiện các báo cáo bổ sung nếu cần thiết và giải quyết các sự kiện phát sinh (nếu có).

    IFA - Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín, chất lượng 

    IFA tự hào là đơn vị có chuyên môn cao trong ngành kiểm toán tư vấn cho các doanh nghiệp lớn nhỏ. Với nhiều kinh nghiệm hoạt động, chúng tôi cam kết mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính chất lượng và uy tín nhất. 

    Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn IFA cam kết: 

    - Chịu trách nhiệm đầy đủ và đúng tiến độ các công việc

    - Soạn thảo văn bản, tài liệu theo yêu cầu cơ quan thẩm quyền

    - Chịu trách nhiệm trên chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính

    - Bảo mật thông tin kế toán

     Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín, chất lượng 

    Lời kết

    Bài viết trên là những thông tin chi tiết về dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm. IFA hy vọng sẽ bổ sung thêm kiến thức hữu ích về kiểm toán BCTC để giúp các doanh nghiệp quản lý tình hình báo cáo chính xác hơn. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua: 

    CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN IFA

    VĂN PHÒNG TPHCM

    Trụ sở: Tầng 2, Tòa nhà Minh Khang, 120A Trần Kế Xương, P.7, Quận Phú Nhuận

    Email: info@ifa.com.vn

    Hotline: 0909.294.209 – (028) 3622 2162

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

    Địa chỉ: Tầng 3, số 46, ngõ 168, Nguyễn Xiển, P.Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại liên hệ: 0909.294.209 - 024.32099066

    Email: hanoi@ifa.com.vn

    Website: Ifa.com.vn

     

    Zalo
    Hotline

    Báo Giá